Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

Những địa điểm kẹt xe chiền miên tại Hà Nội

Theo như tin tức mỗi ngày cập nhật và đưa tin, cửa hàng của chị Hoà đều đặn mở cửa lúc 7h30, đó cũng là thời điểm đường Trường Chinh ùn ứ xe cộ. Chị chia sẻ từ lúc chị đến đây thuê nhà 3 năm trước, công trình trên con đường này đang thi công, đến nay vẫn vậy. Lòng đường bị hạn chế, có nhiều thời điểm công trình lấn ra sát vỉa hè, chỉ đủ một người đi xe máy di chuyển. Người dân sống tại đây đi xuống chợ cạnh Viện Thú y cả đoạn đường dài không có điểm quay đầu nên vỉa hè trước cửa nhà chị trở thành đường hai chiều của xe máy.

Không rõ từ khi nào, chị Hòa có thói quen mỗi khi bước ra khỏi cửa là phải ngó trái liếc phải mặc dù từ bậc thềm nhà tới lề đường rộng 5 m. Mỗi sáng mở cửa, trước mắt chị là cảnh xe cộ ồn ào, nhốn nháo. Tiếng động cơ, tiếng còi xe, tiếng công trường ồn ào… cả ngày, chị cảm thấy quá ngột ngạt, bức bối.

Tuyến này được mệnh danh con đường khổ ải của người Hà Nội. Việc thi công dự án đường vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở với nhiều lô cốt được dựng trên đường khiến diện tích lưu thông bị thu hẹp, đi lại khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.


Căn nhà của chị Hòa thuê vừa ở vừa kinh doanh luôn bị bụi, tiếng ồn từ ngoài dội vào. Con đường Trường Chinh chỉ là một trong 33 điểm kẹt xe trên toàn thành phố mà Sở GTVT Hà Nội công bố năm vừa qua.

Theo thống kê của đơn vị này, năm 2016, Hà Nội có 41 điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc, năm 2017 chỉ còn 37 điểm. Đến năm 2018, thủ đô giảm được 12 điểm nhưng lại phát sinh 8 khu vực ùn tắc mới, như vậy tổng số khoảng 33 điểm ùn tắc. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình thực tế của giao thông Hà Nội, những con số thống kê trên có lẽ sẽ không dừng lại ở đó.

Những ngả đường huyết mạch đổ về trung tâm là nơi xảy ra ùn tắc thường xuyên nhất. Mỗi người tham gia giao thông cũng muốn né tránh nhưng không đương đầu, họ không còn đường nào để đi. Vào giờ cao điểm, ôtô lấn làn xe máy, xe máy phóng lên vỉa hè, còn người đi bộ buộc phải xuống lòng đường là chuyện cơm bữa.

Tuyến Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh là một trong những trục đường lớn nối cửa ngõ phía tây với các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình. Đường này được mở rộng tới 10 làn xe từ năm 2018 nhưng vẫn luôn trở thành "lối cũ ta về" cực nhọc.

Những năm đầu, thời mới nhận danh hiệu là "con đường đẹp nhất Việt Nam" việc lưu thông qua đây không đến nỗi, nhưng kể từ khi các khu đô thị ở phía tây nam thủ đô mọc lên... nơi này đã khác.

Ngán ngẩm nhất phải kể đến tuyến đường Phạm Văn Đồng. Sau hơn một năm thi công, dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, tháng 9 này đã hoàn thành được hơn nửa "chặng đường".

Công trường của dự án này nằm dọc dải phân cách giữa đường Phạm Văn Đồng, điểm đầu tuyến là cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối nối với đường dẫn cầu Thăng Long. Việc lập lô cốt để thi công ở đây đã khiến lòng đường bị thu hẹp, nhiều đoạn xuống cấp. Hai bên vỉa hè, lề đường xuất hiện nhiều chiếc bẫy vô hình, gây nguy hiểm cho người đi xe máy, xe đạp. Cửa ngõ tây bắc thủ đô vì thế thường xuyên bị ùn tắc kéo dài vào bất cứ khung giờ nào trong ngày.

Trong khi đó, tại cửa ngõ phía đông, dù nhiều năm qua đã có các cây cầu Long Biên, Vĩnh Tuy, Thanh Trì để hỗ trợ giảm tải cho cầu Chương Dương nhưng nút giao Nguyễn Văn Cừ đều đặn ngày nào cũng tắc dài vài cây số vào giờ cao điểm.

Người dân ở khu vực ngoại thành như quận Long Biên, huyện Gia Lâm và một số địa phương lân cận đổ dồn về trung tâm thành phố mỗi buổi sáng khiến trục đường này luôn trong tình trạng quá tải. Nhiều người cho rằng còn may mắn khi khu dân cư ven sông Hồng, sông Đuống này chưa phát triển quá nhiều toà nhà chung cư hay cao ốc văn phòng, nếu không mật độ dân tăng lên, tình trạng kẹt xe còn tệ hơn.

Ngoài ra, không thể không kể đến các khu vực tập trung đông cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến xe. Bất cập nhất là ngã tư Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng, nơi tiếp giáp hai mặt cửa bến xe Mỹ Đình.

Nhiều người không hiểu vì sao đến nay Hà Nội vẫn để một bến xe án ngữ trong nội đô, lại ở khu vực đang gia tăng mạnh mật độ dân cư và nhà cao tầng. Xung quanh đây, người tham gia giao thông đi lại rất tuỳ tiện, những người hành nghề xe ôm công nghệ dừng đỗ chờ bắt khách nhốn nháo, chiếm lề đường, cản trở giao thông.


https://www.toolbox.com/user/about/tindsxsh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét